LEPTOSPIROSIS – THÔNG TIN CHO BÁC SĨ THÚ Y LÂM SÀNG

Bệnh Leptospirosis trên động vật

Leptospirosis là một bệnh do xoắn khuẩn thuộc giống Leptospira gây ra. Có 10 loài gây bệnh và hơn 250 loại huyết thanh. Bệnh xảy ra trên toàn thế giới tuy nhiên phổ biến hơn ở các vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Ở Việt Nam, một nghiên cứu đánh giá tỷ lệ lưu hành huyết thanh của Leptospira ở động vật tiếp xúc gần với người ở các vùng địa lý khác nhau ở Việt Nam. Thử nghiệm vi ngưng kết (MAT) đối với 25 huyết thanh của Leptospira spp. đã được sử dụng để phát hiện các huyết thanh của Leptospira trong số dân số được nghiên cứu. Kết quả cho thấy 44,2% trâu, 24,9% bò, 10,2% lợn, 32,9% chó, 12,2% mèo và 16% chuột có huyết thanh dương tính.

Hình 1. Các yếu tố quan trọng trong dịch tễ học của bệnh Leptospirosis.

Leptospira lây lan qua nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh (động vật gặm nhấm, chó, gia súc, lợn, ngựa, động vật hoang dã). Vi khuẩn có thể tồn tại vài tuần, vài tháng đến hàng năm trong đất, nước bị ô nhiễm nước tiểu chứa Leptospira.

Các sinh vật được thải ra theo nước tiểu của vật chủ, nhiễm vào nước nước hoặc động vật hoang dã, trong đó loài gặm nhấm là động vật mang bệnh nhiều nhất trên toàn cầu. Bệnh lâm sàng xảy ra ở người và chó khi tiếp xúc với động vật mang bệnh hoặc với các sinh vật trong đất hoặc nước bị ô nhiễm.

Chẩn đoán phát hiện Leptospira

Hiện nay các phương pháp phát hiện Leptospira bao gồm chẩn đoán lâm sàng, nuôi cấy-phân lập, chẩn đoán huyết thanh, xét nghiệm sinh học phân tử, mô bệnh học và nhuộm hoá mô miễn dịch. Theo OIE & TCVN, tùy thuộc vào từng mục đích mà lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp.

Bảng 1: Các phương pháp chẩn đoán sử dụng để phát hiện Leptospira
Bảng 1: Các phương pháp chẩn đoán sử dụng để phát hiện Leptospira
Hình 2. Các giai đoạn của bệnh Leptospirosis và các công cụ chẩn đoán tương ứng

Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn hoặc phương pháp PCR phát hiện Leptospira được sử dụng khi vi khuẩn có khả năng hiện diện trong mẫu (mẫu máu hoặc mẫu nước tiểu) được thu thập tùy thuộc vào tiến trình của bệnh.

Nhiễm Leptospira spp. dẫn đến bệnh Leptospirosis trên con vật 2–20 ngày sau khi phơi nhiễm và nhiễm leptospia niệu khoảng một tuần sau đó. Tùy từng giai đoạn mà sử dụng các loại mẫu khác nhau như máu, mô, nước tiểu. Trong giai đoạn cấp tính của bệnh, Leptospira có trong máu (nhiễm trùng huyết), máu toàn phần là loại bệnh phẩm tốt nhất để chẩn đoán nhanh chóng. Tuy nhiên thời gian phát hiện được vi sinh vật trong máu ngắn, chỉ khoảng một tuần sau khi có triệu chứng bệnh sau đó di chuyển vào các mô cơ quan. Để phân lập vi khuẩn ở giai đoạn này máu toàn phần nên thu thập trong ống chống đông chứa Natri Heparin ngoài ra có thể thu thập mẫu vào ống chứa EDTA. Với xét nghiệm bằng PCR, mẫu thu chỉ sử dụng ống EDTA không sử dụng ống chứa Natri Heparin do Natri Heparin gây ức chế phản ứng PCR.

Vi khuẩn di chuyển khi vào trong ống thận, có thể phát hiện Leptospira ở mẫu nước tiểu, Leptospira có thể bị thải ra ngoài không liên tục trong nước tiểu sau tuần đầu tiên phát bệnh vì vậy mẫu nước nên lấy ở thời điểm ít nhất 1 tuần sau khi bắt đầu có triệu chứng.

Kháng thể Leptospira bắt đầu được tạo ra sau khi nhiễm 1 tuần và có thể tồn tại trong nhiều tháng đến nhiều năm. Các xét nghiệm phát hiện kháng thể, bao gồm xét nghiệm vi ngưng kết (MAT), ELISA, miễn dịch huỳnh quang, ngưng kết máu… Các xét nghiệm huyết thanh đối với bệnh Leptospirosis có một số hạn chế như: MAT được sử dụng để phát hiện các kháng thể được tạo ra trong quá trình bệnh Leptospirosis có thể thiếu độ nhạy do không bao gồm các chủng lưu hành cục bộ và việc xảy ra phản ứng chéo huyết thanh giữa các serovars là phổ biến, thường dẫn đến hiệu giá dương tính với nhiều serovars trong bảng được thử nghiệm. Tương tự, các xét nghiệm ELISA và RDT chỉ sử dụng một kháng nguyên để phát hiện nhiễm tất cả các Leptospira spp. có thể không phát hiện được các kháng thể hướng tới các kháng nguyên khác. Huyết thanh âm tính trong tuần đầu tiên bị nhiễm bệnh do đó, các huyết thanh thường được lấy sau 1–2 tuần sau khi có biểu hiện triệu chứng.

Nuôi cấy phân lập các loài Leptospira đòi hỏi các điều kiện sinh trưởng chuyên biệt. Ở giai đoạn cấp tính, để phân lập máu toàn phần được thu thập trong ống chống đông để nuôi cấy. Nước tiểu được thu thập vô trùng có thể được nuôi cấy trong giai đoạn điều trị của bệnh Leptospirosis, mặc dù khả năng thành công sẽ giảm nếu con vật đã được điều trị bằng kháng sinh.. Cần cấy bệnh phẩm vào môi trường nuôi cấy càng sớm càng tốt sau khi thu thập để tăng xác suất phân lập. Ngược lại, khả năng tồn tại của Leptospira trong các mẫu nước tiểu giảm nhanh chóng và có thể khó nuôi cấy các sinh vật từ nước tiểu được giữ trong hơn 2 giờ.

Gửi mẫu xét nghiệm

Leptospira gây bệnh Leptospirosis, là bệnh truyền lây giữa người và động vật vì vậy việc đảm bảo an toàn cho các bác sỹ thú y, chẩn đoán chính xác bệnh là rất cần thiết. Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu ng dụng khoa học công nghệ Thú y VLAB đang triển khai các phương pháp xét nghiệm hỗ trợ các bác sĩ thú y trong chẩn đoán bệnh do Leptospira một cách chính xác – nhanh chóng – kịp thời.

Tư vấn trực tiếp